Cấu tạo và nguyên lý của công tắc điện.
Công tắc điện là thiết bị đóng cắt dòng điện, được lắp đặt trong mạch điện cùng với các thiết bị điện, và thường được dùng để đóng cắt dây nóng. Vỏ được làm từ nhựa có điện trở suất lớn hoặc làm bằng sứ cách điện. Hiện nay công tắc được được phân thành 3 dòng chính là công tắc bấm, công tắc xoay và công tắc bật hoặc được phân theo số cực là công tắc 2 cực, công tắc 3 cực, công tắc 4 cực.
Công tắc 2 cực sử dụng chính trong mạng điện 1 chiều, có 1 cực động và 1 cực tĩnh, dùng để bật tắt máy quạt, bóng đèn, thiết bị chiếu sáng... Công tắc 2 cực lắp đặt đơn giản và không yêu cầu quá nhiều kỹ thuật. Tuy nhiên bạn phải lắp đúng dây nóng vào cực động thì mới an toàn. Công tắc 2 cực rất dễ tìm mua ở các cửa hàng thiết bị dân dụng với giá thành rất đa dạng từ 10 ngàn đồng đến vài trăm ngàn đồng từ rất nhiều thương hiệu khác nhau.
Công tắc 3 cực được sử dụng cho hệ thống chiều sáng cầu thang, chiếu sáng phòng ngủ. Kết hợp với một công tắc khác để điều khiển một thiết bị từ nhiều vị trí khác nhau, tạo sự tiện dụng cho người sử dụng.
Công tắc 4 cực có nguyên lý hoạt động khá giống với công tắc 3 cực nhưng sử dụng đến 3 công tắc. Cho phép điều khiển 1 bóng đèn hay thiết bị điện từ 3 vị trí khác nhau, được ứng dụng trong mạng điện chiếu sáng cầu thang.
Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của cầu dao điện:
Cầu dao điện cũng là thiết bị đóng cắt nhưng khác với công tắc là nó ngắt cả dây pha và dây trung tính. Cấu tạo vỏ làm từ nhựa có điện trở suất cao hoặc làm từ sứ. Cầu giao điện hiện nay có câu dao tự động và câu giao cơ.
Cầu giao cơ: được đóng ngắt bằng tay, đóng hoặc nhả đồng thời cả dây trung tính và dây pha. Đặc điểm của cầu giao cơ là giá thành vừa phải, dễ lắp đặt nhưng không thể tự ngắt mạch khi có sự cố ngắn mạch, quá tải xảy ra. Cầu giao cơ có rất nhiều kích cỡ và công suất chịu tải, phù hợp cho mạng điện gia đình đến mạng điện thành phố.
Cầu giao tự động hay còn gọi là Cb – aptomat: loại cầu dao này đang dần thay thế cầu dao cơ để đảm bảo sự an toàn cho hệ thống mạng điện khi có sự cố điện xảy ra. Cầu dao tự động được phân thành cầu dao chống rò ELCB và cầu dao chống quá tải CB với rất nhiều công suất và đảm nhiệm nhiều vai trò khác nhau.
Cầu dao ELCB là chủng cầu dao tự động chống rò, tự ngắt mach khi phát hiện dòng điện bị rò để ngăn ngừa khả năng chống giật của người dùng.
Cầu dao tự động CB sẽ tự động ngắt mạch khi phát hiện tình trạng ngắn mạch, quá tải xảy ra để bảo vệ mạch điện không bị cháy nổ khi có sự cố điện.
Khi so sánh công tắc điện và cầu dao sẽ dễ dàng nhận ra các yếu tố khác biệt về cấu tạo cũng như công năng sử dụng. Nhưng cũng chính sự khác biệt này mới giúp toàn bộ hệ thống truyền tải và thiết bị điện hoạt động trơn tru được.
Công tắc điện là thiết bị đóng cắt dòng điện, được lắp đặt trong mạch điện cùng với các thiết bị điện, và thường được dùng để đóng cắt dây nóng. Vỏ được làm từ nhựa có điện trở suất lớn hoặc làm bằng sứ cách điện. Hiện nay công tắc được được phân thành 3 dòng chính là công tắc bấm, công tắc xoay và công tắc bật hoặc được phân theo số cực là công tắc 2 cực, công tắc 3 cực, công tắc 4 cực.
Công tắc 2 cực sử dụng chính trong mạng điện 1 chiều, có 1 cực động và 1 cực tĩnh, dùng để bật tắt máy quạt, bóng đèn, thiết bị chiếu sáng... Công tắc 2 cực lắp đặt đơn giản và không yêu cầu quá nhiều kỹ thuật. Tuy nhiên bạn phải lắp đúng dây nóng vào cực động thì mới an toàn. Công tắc 2 cực rất dễ tìm mua ở các cửa hàng thiết bị dân dụng với giá thành rất đa dạng từ 10 ngàn đồng đến vài trăm ngàn đồng từ rất nhiều thương hiệu khác nhau.
Công tắc 3 cực được sử dụng cho hệ thống chiều sáng cầu thang, chiếu sáng phòng ngủ. Kết hợp với một công tắc khác để điều khiển một thiết bị từ nhiều vị trí khác nhau, tạo sự tiện dụng cho người sử dụng.
Công tắc 4 cực có nguyên lý hoạt động khá giống với công tắc 3 cực nhưng sử dụng đến 3 công tắc. Cho phép điều khiển 1 bóng đèn hay thiết bị điện từ 3 vị trí khác nhau, được ứng dụng trong mạng điện chiếu sáng cầu thang.
Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của cầu dao điện:
Cầu dao điện cũng là thiết bị đóng cắt nhưng khác với công tắc là nó ngắt cả dây pha và dây trung tính. Cấu tạo vỏ làm từ nhựa có điện trở suất cao hoặc làm từ sứ. Cầu giao điện hiện nay có câu dao tự động và câu giao cơ.
Cầu giao cơ: được đóng ngắt bằng tay, đóng hoặc nhả đồng thời cả dây trung tính và dây pha. Đặc điểm của cầu giao cơ là giá thành vừa phải, dễ lắp đặt nhưng không thể tự ngắt mạch khi có sự cố ngắn mạch, quá tải xảy ra. Cầu giao cơ có rất nhiều kích cỡ và công suất chịu tải, phù hợp cho mạng điện gia đình đến mạng điện thành phố.
Cầu giao tự động hay còn gọi là Cb – aptomat: loại cầu dao này đang dần thay thế cầu dao cơ để đảm bảo sự an toàn cho hệ thống mạng điện khi có sự cố điện xảy ra. Cầu dao tự động được phân thành cầu dao chống rò ELCB và cầu dao chống quá tải CB với rất nhiều công suất và đảm nhiệm nhiều vai trò khác nhau.
Cầu dao ELCB là chủng cầu dao tự động chống rò, tự ngắt mach khi phát hiện dòng điện bị rò để ngăn ngừa khả năng chống giật của người dùng.
Cầu dao tự động CB sẽ tự động ngắt mạch khi phát hiện tình trạng ngắn mạch, quá tải xảy ra để bảo vệ mạch điện không bị cháy nổ khi có sự cố điện.
Khi so sánh công tắc điện và cầu dao sẽ dễ dàng nhận ra các yếu tố khác biệt về cấu tạo cũng như công năng sử dụng. Nhưng cũng chính sự khác biệt này mới giúp toàn bộ hệ thống truyền tải và thiết bị điện hoạt động trơn tru được.